Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi là những khái niệm hết sức quen thuộc trong cuộc sống cũng như trong quản lý, kinh doanh, marketing.
Những khái niệm này tuy rất cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng đối với tổ chức hay doanh nghiệp.
Việc làm rõ được các khái niệm này sẽ giúp tổ chức của bạn xác định được một chiến lược rõ ràng và các hoạt động cần thực hiện trong tương lai.
Từ đó, sẽ giúp tạo động lực và sự đồng thuận trong nội bộ. Cũng như truyền tải giá trị và hình ảnh của tổ chức ra bên ngoài.
Bài viết dưới đây sẽ tôi sẽ làm rõ 3 yếu tố này, tầm quan trọng của chúng và cách áp dụng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi vào thực tế như thế nào.
Mời bạn cùng theo dõi!
TÓM TẮT NHANH
- Tầm nhìn (Vision) là những gì mà tổ chức/doanh nghiệp mong muốn trở thành trong tương lai.
- Sứ mệnh (Mission) là lý do tồn tại của cá tổ chức/doanh nghiệp. Trả lời cho câu hỏi “doanh nghiệp làm gì?”, doanh nghiệp mang đến điều gì?
- Giá trị cốt lõi (Core value) là những nguyên tắc, niềm tin và chuẩn mực hành vi mà tổ chức/doanh nghiệp tin tưởng & tuân theo
VÍ DỤ
Yếu tố | Ví dụ về buiminhdat.com |
---|---|
Tầm nhìn (Vision) | Trở thành trang web chia sẻ về Digital Marketing mang lại lợi ích được cho nhiều người |
Sứ mệnh (Mission) | Chia sẻ kiến thức Digital Marketing để mọi người có thể ứng dụng hiệu quả |
Giá trị cốt lõi (Core Values) | Thiết thực, hiệu quả, ứng dụng cao |
Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp thiếu tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Nếu có các dấu hiệu dưới đây, rất có thể doanh nghiệp của bạn đang thiếu tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi hoặc làm chưa tốt những yếu tố này:
Dấu hiệu nội bộ
Ban lãnh đạo
- Chiến lược và kế hoạch kinh doanh không nhất quán, không gắn với định hướng lâu dài
- Các quyết định then chốt thường xuyên thay đổi
- Các quyết định quan trọng không tuân thủ nguyên tắc và giá trị đã đề ra
- Bế tắc trong việc tìm hướng đi phù hợp
Tình hình nhân sự:
- Nhân viên thiếu động lực làm việc
- Tỷ lệ nghỉ việc cao
- Khó thu hút & tuyển dụng nhân tài mới
- Hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên không hiệu quả
Phòng Marketing
- Tài liệu, trang web, quảng cáo không làm rõ tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng
- Việc quảng bá thương hiệu và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp gặp khó khăn
Phòng Tài chính/Kế toán:
- Cách phân bổ và sử dụng ngân sách không gắn với chiến lược và ưu tiên dài hạn
- Quy trình quản lý tài chính không đồng bộ với mục tiêu của doanh nghiệp
- Thiếu cơ sở để đánh giá và ra quyết định đầu tư hiệu quả
Phòng Pháp chế:
- Chính sách, quy định nội bộ không phản ánh giá trị và văn hóa mong muốn
- Khó đảm bảo tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh phù hợp
- Dễ xảy ra rủi ro pháp lý, gây tổn hại cho hình ảnh và giá trị thương hiệu
Các phòng ban khác:
- Hoạt động riêng rẽ, rời rạc, thiếu định hướng, thiếu sự phối hợp thống nhất
- Hiệu quả hoạt động thấp, lãng phí nguồn lực
- Các vấn đề nội bộ, xung đột giữa các phòng ban xảy ra thường xuyên
Dấu hiệu bên ngoài
Quan hệ với khách hàng:
- Khách hàng thường xuyên phàn nàn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ không đồng nhất và thiếu sự cam kết từ doanh nghiệp
- Tỷ lệ khách hàng mua lại & khách hàng trung thành thấp
- Khách hàng thường bối rối khi được hỏi về giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp mang lại
Quan hệ với đối tác, nhà cung cấp:
- Khó tìm kiếm và duy trì được các đối tác chiến lược lâu dài
- Các nhà cung cấp hay thay đổi và không thực sự tôn trọng cam kết với mối quan hệ hợp tác
- Thiếu sự tin tưởng và hỗ trợ từ các đối tác để triển khai các dự án mới
Vị thế và uy tín trên thị trường:
- Thương hiệu không có điểm nhấn riêng biệt và dễ bị nhầm lẫn với các đối thủ cạnh tranh.
- Khó xác định được lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các chiến dịch quảng bá thương hiệu không tạo được dấu ấn đậm nét.
- Doanh nghiệp khó thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông và công chúng.
Tầm quan trọng của tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
- Hỗ trợ định hướng chiến lược
- Xây dựng thương hiệu và vị thế cạnh tranh
- Tạo động lực cho nhân viên
- Thu hút và giữ chân nhân tài
- Cải thiện mối quan hệ với khách hàng
- Phát triển mối quan hệ đối tác
- Hỗ trợ quản lý rủi ro
- Khẳng định trách nhiệm xã hội
- Là nền tảng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Hỗ trợ định hướng chiến lược
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi cung cấp định hướng chiến lược lâu dài, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh nhất quán và hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu và vị thế cạnh tranh
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và tạo dựng thương hiệu riêng biệt, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Tạo động lực cho nhân viên
Một tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi rõ ràng giúp tạo động lực và gia tăng niềm tin cho nhân viên, giúp họ hiểu rõ mục đích và cam kết với công ty, từ đó nâng cao năng suất và sự gắn kết.
Thu hút và giữ chân nhân tài
Những doanh nghiệp có tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi hấp dẫn sẽ dễ dàng thu hút và giữ chân được nhân tài.
Cải thiện mối quan hệ với khách hàng
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ bền chặt và sự trung thành với khách hàng.
Phát triển mối quan hệ đối tác
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi giúp tạo niềm tin và sự cam kết để xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác lâu dài, bền vững.
Hỗ trợ quản lý rủi ro
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp xác định các tiêu chuẩn đạo đức, việc tuân thủ pháp luật. Từ đó hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro được hiệu quả.
Khẳng định trách nhiệm xã hội
Tầm nhìn và sứ mệnh giúp doanh nghiệp nhận biết và làm rõ trách nhiệm với xã hội. Đây cũng những thứ dễ gây cảm tình với khách hàng & đối tác.
Nền tảng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là nền tảng để hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách mạnh mẽ, đặc trưng.
Tầm nhìn là gì?
Định nghĩa tầm nhìn
Tầm nhìn là một mô tả về tình trạng hoặc kết quả tương lai mà một tổ chức muốn đạt được. Nó thể hiện một hình ảnh rõ ràng và sống động về điều mà tổ chức muốn trở thành và muốn làm trong tương lai.
Đối với cá nhân
Đối với cá nhân, tầm nhìn có thể được hiểu là khả năng nhìn xa trông rộng của cá nhân đó. Nên ta hay thường nghe, người này có tầm nhìn xa, người kia có tầm nhìn ngắn.
Tuyên bố tầm nhìn (Vision statement)
Tuyên bố tầm nhìn (vision statement) là một lời tuyên bố bằng văn bản thể hiện ngắn gọn các mục tiêu chính có tính chất dài hạn của tổ chức/doanh nghiệp.
Tầm nhìn trả lời cho các câu hỏi:
- Chúng ta muốn trở thành cái gì trong tương lai?
- Chúng ta đang đi đâu?
- Chúng ta đang hướng tới điểm đến nào?
Vai trò của tầm nhìn
Cung cấp hướng đi và mục tiêu lâu dài
Tầm nhìn xác định mục tiêu cao nhất, tương lai lý tưởng mà tổ chức hướng tới
Tầm nhìn trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn trở thành cái gì trong tương lai?”. Trả lời câu hỏi này giúp chúng ta có định hướng rõ ràng, từ đó xác định được hướng đi và mục tiêu lâu dài cho tổ chức/doanh nghiệp
Tạo động lực và cảm hứng
Một tầm nhìn hấp dẫn, lý tưởng và mang tính thách thức có thể truyền cảm hứng, động viên và tạo ra cảm hứng cho nhân viên và các bên liên quan.
Hướng dẫn quá trình ra quyết định:
Tầm nhìn đóng vai trò kim chỉ nam, giúp tổ chức đưa ra các quyết định phù hợp và thống nhất với mục tiêu lâu dài.
Thúc đẩy sự đổi mới
Tầm nhìn thúc đẩy sự đổi mới trong tổ chức bằng cách đặt ra một tương lai khác biệt so với hiện tại.
Nó khuyến khích sự sáng tạo và tư duy mới để đạt được tầm nhìn đó.
Xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức:
Tầm nhìn góp phần hình thành và chia sẻ giá trị, niềm tin và văn hóa của tổ chức.
Nó truyền đạt những gì tổ chức coi trọng và hướng tới, giúp xây dựng một môi trường văn hóa phù hợp.
Gắn kết các bên liên quan:
Một tầm nhìn mạnh mẽ và hấp dẫn có thể thu hút và gắn kết các bên liên quan như nhân viên, đối tác, khách hàng và cộng đồng xung quanh.
Một tầm nhìn tốt cũng tạo ra sự đồng thuận và cam kết trong nỗ lực đạt được mục tiêu chung.
Đặc điểm của một tầm nhìn tốt
Một tầm nhìn tốt thường có những đặc điểm sau:
Đặc điểm | Mô tả |
Rõ ràng và cụ thể | Mô tả rõ ràng và cụ thể về tương lai mà doanh nghiệp hướng tới, giúp mọi người hiểu và chia sẻ mục tiêu chung. |
Truyền cảm hứng và động lực | Truyền cảm hứng, thúc đẩy và tạo động lực cho nhân viên, khiến họ muốn đóng góp và nỗ lực hết mình.
Một tầm nhìn truyền cảm hứng thường thể hiện được hoài bão, khát vọng lâu dài của tổ chức/doanh nghiệp. |
Khác biệt và đột phá | Thể hiện tính đột phá, tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. |
Hướng tới lợi ích bền vững | Hướng tới sự phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường. |
Phù hợp với giá trị cốt lõi | Phù hợp và thể hiện rõ giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp. |
Dễ truyền đạt và nhận biết | Được diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ, giúp truyền tải hiệu quả đến mọi người. |
Ví dụ về tầm nhìn
Doanh nghiệp | Tầm nhìn |
“To provide access to the world’s information in one click.”
Truy cập thông tin trên toàn thế giới chỉ trong một click.” |
|
Meta (Facebook) | “People use Facebook to stay connected with friends and family, to discover what’s going on in the world, and to share and express what matters to them.”
Mọi người sử dụng facebook để kết nối với gia đình, khám phá thế giới, chia sẻ & bày tỏ những gì quan trọng với họ. |
TikTok | “To become the world’s leading entertainment platform.”
Trở thành nền tảng giải trí hàng đầu thế giới. |
Tesla | “To become the most attractive automobile company of the twenty-first century by spearheading the world’s shift to electric vehicles
“Trở thành công ty ô tô hấp dẫn nhất của thế kỷ 21 bằng cách dẫn đầu quá trình chuyển đổi sang các phương tiện điện trên thế giới” |
VinFast | “Trở thành một thương hiệu ô tô điện thông minh và năng động hàng đầu trên thế giới.” |
Viettel | “Trở thành tập đoàn viễn thông và công nghệ hàng đầu khu vực, mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng, cổ đông và người lao động.” |
FPT | “Trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực, cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao.” |
Sứ mệnh là gì?
Định nghĩa sứ mệnh
Sứ mệnh (mission) là một mục đích, nhiệm vụ hay mục tiêu quan trọng cần phải đạt được hoặc hoàn thành. Sứ mệnh thường có tính chất dài hạn, cao cả và có ý nghĩa sâu sắc.
Đối với cá nhân
Trong bối cảnh cá nhân, sứ mệnh là một mục đích hoặc mục tiêu cao cả, có ý nghĩa và động lực mà một người theo đuổi trong cuộc đời mình. Đây là lý do tồn tại, là điều mang lại ý nghĩa và sự thỏa mãn cho cuộc sống của người đó.
Đối với doanh nghiệp
Trong bối cảnh doanh nghiệp, sứ mệnh là lý do tồn tại và mục đích cao nhất của một tổ chức. Nó giúp xác định vai trò, giá trị cơ bản và hướng đi lâu dài mà doanh nghiệp theo đuổi.
Sứ mệnh trả lời cho các câu hỏi sau
- Chúng ta làm gì? (Sản phẩm/dịch vụ cung cấp)
- Chúng ta làm điều đó như thế nào? (Quy trình/phương thức hoạt động)
- Chúng ta làm vì ai? (Khách hàng/thị trường mục tiêu)
- Tại sao chúng ta làm điều đó? (Lý do và động lực cốt lõi)
- Lý do tồn tại của chúng ta là gì?
Vai trò của sứ mệnh
Sứ mệnh có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, cụ thể là:
Mô tả mục đích tồn tại của doanh nghiệp
Sứ mệnh trình bày lý do tồn tại và mục tiêu cốt lõi của tổ chức – điều mà tổ chức cố gắng đạt được.
Nó trả lời câu hỏi “Tổ chức của chúng ta làm gì?” và xác định lĩnh vực hoạt động chính.
Định hướng hoạt động và chiến lược:
Sứ mệnh đóng vai trò định hướng, giúp tổ chức xác định các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và chiến lược phù hợp với mục đích cốt lõi.
Nó cung cấp một khuôn khổ để đưa ra các quyết định và lựa chọn chiến lược phù hợp.
Tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh:
Sứ mệnh giúp tổ chức khác biệt hóa mình so với đối thủ cạnh tranh bằng cách xác định mục đích và lĩnh vực hoạt động đặc thù.
Nó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên sự tập trung và chuyên môn hóa trong một lĩnh vực nhất định.
Hướng dẫn phân bổ nguồn lực:
Sứ mệnh cung cấp hướng dẫn về cách phân bổ nguồn lực (tài chính, nhân lực, vật lực) một cách hiệu quả để đạt được mục đích then chốt.
Nó giúp tổ chức tập trung nguồn lực vào các hoạt động và lĩnh vực phù hợp với sứ mệnh.
Truyền đạt giá trị và niềm tin cho các bên liên quan:
Sứ mệnh thể hiện giá trị, niềm tin và cam kết của tổ chức đối với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Nó giúp tạo sự đồng thuận, cam kết và niềm tin vào mục đích chung của tổ chức.
Xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức
Sứ mệnh góp phần định hình và củng cố văn hóa tổ chức bằng cách truyền đạt mục đích và giá trị cốt lõi.
Nó tạo nên một tập thể chia sẻ cùng một mục tiêu chung và văn hóa phù hợp với sứ mệnh.
Đặc điểm của một sứ mệnh tốt
Một sứ mệnh tốt thường có những đặc điểm sau
Đặc điểm | Mô tả |
Rõ ràng và gắn kết | Sứ mệnh phải được trình bày một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu, giúp tất cả mọi người trong tổ chức có thể hiểu và gắn kết với nó. |
Truyền cảm hứng | Sứ mệnh cần truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên, khiến họ cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa và mục đích. |
Khác biệt | Sứ mệnh phải làm nổi bật điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ. |
Bền vững | Sứ mệnh cần có tính bền vững và phù hợp trong dài hạn, không chỉ là một xu hướng ngắn hạn. |
Phản ánh giá trị cốt lõi | Sứ mệnh phải phản ánh và thể hiện rõ nét các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. |
Có tính định hướng | Sứ mệnh phải cung cấp hướng đi và định hướng chiến lược cho doanh nghiệp. |
Có tính thực tế | Sứ mệnh cần có tính khả thi và thực tế, không quá lý tưởng hóa hoặc quá viển vông. |
Ví dụ về sứ mệnh của một số doanh nghiệp
Công ty | Sứ mệnh (Mission) |
To organize the world’s information and make it universally accessible and useful
Tổ chức, sắp xếp thông tin toàn cầu để nó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận |
|
Meta (Facebook) | Giving people the power to build community and bring the world closer together. Kết nối mọi người và đưa thế giới lại gần nhau hơn |
TikTok | “To inspire creativity and bring joy.”
Truyền cảm hứng sự sáng tạo và mang đến niềm vui. |
Tesla | “To accelerate the world’s transition to sustainable energy.”
Thúc đẩy thế giới chuyển đổi sang năng lượng bền vững |
VinFast | “Cung cấp các giải pháp di chuyển thông minh và bền vững.” |
Viettel | “Mang công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin đến với mọi người dân.” |
FPT | “Cung cấp dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin chất lượng cao.” |
Giá trị cốt lõi là gì?
Định nghĩa giá trị cốt lõi.
Đặc điểm của giá trị cốt lõi:
Bền vững
Bất biến, là nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.
Vai trò của giá trị cốt lõi:
- Hướng dẫn hành vi và ra quyết định của nhân viên.
- Xây dựng niềm tin và uy tín với khách hàng và đối tác.
- Tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh.
Ví dụ về giá trị cốt lõi
Phân biệt tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Khái niệm | Tầm nhìn | Sứ mệnh | Giá trị cốt lõi |
Định nghĩa | Mô tả tương lai lý tưởng mà doanh nghiệp hướng tới
Tra |
Lý do tồn tại của doanh nghiệp | Những nguyên tắc, niềm tin và phẩm chất then chốt định hướng hành vi và ra quyết định |
Trọng tâm vào | Tương lai xa | Hiện tại | Chuẩn mực hành động |
Chức năng | Đưa ra hướng đi chiến lược và lộ trình phát triển | Hướng dẫn hoạt động và quyết định hàng ngày | Là nền tảng cho văn hóa và đạo đức |
Phạm vi | Rộng, xa vời | Cụ thể, rõ ràng | Bền vững, lâu dài |
Thời gian | Dài hạn | Trung và ngắn hạn | Không giới hạn |
Đặc điểm | Hấp dẫn, truyền cảm hứng | Rõ ràng, cụ thể | Bất biến, bảo tồn |
Người xây dựng | Lãnh đạo | Đóng góp từ nhiều nguồn | Lãnh đạo và nhân viên cùng xây dựng |
Thay đổi | Có thể thay đổi theo thời gian | Tương đối ổn định | Rất khó thay đổi |
Tính đo lường | Khó đo lường | Có thể đo lường một phần | Khó đo lường |
Ví dụ Apple | “Trở thành công ty công nghệ vĩ đại nhất thế giới” | “Mang lại những sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời cho người dùng bằng cách không ngừng sáng tạo” | – Sáng tạo
– Đơn giản – Thiết kế xuất sắc – Năng lực cao – Khác biệt |
Tầm nhìn của Apple thể hiện khát vọng trở thành công ty công nghệ hàng đầu thế giới, hấp dẫn và truyền cảm hứng, do lãnh đạo cấp cao xác định và có thể thay đổi theo thời gian.
Sứ mệnh của Apple là mang lại sản phẩm tuyệt vời thông qua sáng tạo liên tục. Điều này định hướng các hoạt động hàng ngày và có thể đo lường một phần qua sản phẩm/dịch vụ.
Giá trị cốt lõi của Apple là sáng tạo, đơn giản, thiết kế xuất sắc… do lãnh đạo và nhân viên cùng xây dựng, là nền tảng để xây dựng văn hóa công ty. Giá trị cốt lõi này khó thay đổi và khó đo lường một cách cụ thể.
Mối quan hệ giữa tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau trong việc định hướng và dẫn dắt hoạt động của một tổ chức.
Cụ thể là:
- Tầm nhìn đưa ra hướng đi tổng thể và mục tiêu lâu dài mà tổ chức hướng tới.
- Sứ mệnh mô tả cách thức và phương hướng hoạt động cụ thể để đạt được tầm nhìn.
- Giá trị cốt lõi định hướng cách thức tổ chức việc thực hiện sứ mệnh và theo đuổi tầm nhìn
Sự phối hợp hài hòa giữa ba yếu tố này tạo nên một định hướng rõ ràng, thống nhất và bền vững cho tổ chức, giúp tổ chức đạt được thành công lâu dài.
Yếu tố | Ví dụ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Đại học Harvard |
Tầm nhìn | Trở thành một trong những trường đại học hàng đầu thế giới về giáo dục và nghiên cứu.” |
Sứ mệnh | – Đào tạo những nhà lãnh đạo tài năng và sinh viên xuất sắc
– Tạo ra tri thức mới thông qua nghiên cứu – Phục vụ xã hội |
Giá trị cốt lõi | – Đẩy mạnh sự cân bằng giữa truyền thống và đổi mới
– Đa dạng và hòa nhập – Cân bằng giữa học thuật và dịch vụ – Tự do học thuật và tính minh bạch. |
- Trong ví dụ này, tầm nhìn của Đại học Harvard là trở thành một trong những đại học hàng đầu thế giới. Để đạt được điều này thì cần có sứ mệnh.
- Sứ mệnh của đại học Harvard là thực hiện các hoạt động chính như đào tạo, nghiên cứu và phục vụ xã hội.
- Giá trị cốt lõi như sự cân bằng, đa dạng và tự do học thuật sẽ định hướng cách thức Harvard thực hiện sứ mệnh và hướng tới tầm nhìn của mình.
Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi – Cái nào nên có trước?
Sứ mệnh tầm nhìn giá trị cốt lõi – cái nào nên có trước là câu hỏi mà tôi thường xuyên nhận được khi tư vấn chiến lược marketing số cho các doanh nghiệp
Thật ra, không có quy tắc cứng nhắc nào quy định giá trị cốt lõi phải được xác định trước khi xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh hay ngược lại.
Giá trị cốt lõi được xác định trước
Đây là lựa chọn khá phổ biến. Việc xác định trước giá trị cốt lõi sẽ giúp tạo ra nền tảng vững chắc. Sau đó, việc xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh theo sau cũng đơn giản hơn.
Tầm nhìn được xác định trước
Trong một số tổ chức, tầm nhìn được thiết lập trước dựa trên hoài bão, khát vọng của người sáng lập. Sau đó, sứ mệnh và giá trị cốt lõi được phát triển để phù hợp và hỗ trợ cho tầm nhìn đó.
Sứ mệnh được xác định trước
Trong một số trường hợp khác, sứ mệnh mô tả mục đích tồn tại của tổ chức được thiết lập trước. Từ đó, tầm nhìn và giá trị cốt lõi được phát triển phù hợp với sứ mệnh.
Trên thực tế, 3 yếu tố sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi là một quá trình lặp đi lặp lại, liên tục điều chỉnh và thống nhất với nhau. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau.
Dưới đây là bảng tóm tắt ưu điểm và nhược điểm của từng trường hợp xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi trước:
Trường hợp | Ưu điểm | Nhược điểm |
Tầm nhìn được xác định trước | – Tạo ra định hướng lâu dài và khát vọng rõ ràng
– Giúp tổ chức có tư duy chiến lược và nhìn xa trông rộng – Truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên |
– Có thể thiếu sự liên kết với hoạt động hiện tại
– Khó xác định sứ mệnh và giá trị cốt lõi phù hợp – Tầm nhìn có thể quá lý tưởng và khó đạt được |
Sứ mệnh được xác định trước | – Xác định rõ mục đích tồn tại và các hoạt động chính của doanh nghiệp
– Giúp định hướng hoạt động và định hướng chiến lược – Tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh |
– Có thể hạn chế tầm nhìn và khát vọng lớn
– Khó xác định tầm nhìn lâu dài |
Giá trị cốt lõi được xác định trước | – Tạo nền tảng vững chắc về văn hóa, nguyên tắc hoạt động
– Giá trị cốt lõi có trước có thể được sử dụng để định hướng cho tầm nhìn và sứ mệnh – Đảm bảo sự nhất quán trong các hoạt động và cách ra quyết định |
– Có thể hạn chế tầm nhìn và sứ mệnh
– Khó xác định tầm nhìn và sứ mệnh phù hợp nếu giá trị quá chung chung |
Cập nhật T5/2024
Tham khảo tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của một số doanh nghiệp nổi tiếng
Bạn có thể click vào đây để tham khảo đầy đủ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Vinamik.
Tầm nhìn của Vinamilk
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người“
Sứ mệnh của Vinamilk
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Giá trị cốt lõi của Vinamilk
đạo đức.
Tầm nhìn của Vingroup
Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực
Sứ mệnh của Vingroup
Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người
Giá trị cốt lõi của Vingroup
Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân
Xem đầy đủ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Vingroup tại đây
TỔNG KẾT
1.Điểm khác biệt chính giữa tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là gì?
- Tầm nhìn là mô tả tình trạng hay kết quả tương lai mà tổ chức muốn đạt được, trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn trở thành cái gì?”.
- Sứ mệnh là lý do tồn tại của tổ chức, trả lời câu hỏi “Chúng ta làm gì?”.
- Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc, niềm tin và chuẩn mực hành vi mà tổ chức tin tưởng và tuân theo, trả lời câu hỏi “Chúng ta tin tưởng & tuân theo điều gì?”.
2.Tại sao tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi lại quan trọng?
Bởi vì chúng giúp định hướng chiến lược, xây dựng thương hiệu, tạo động lực cho nhân viên, cải thiện mối quan hệ với khách hàng và đối tác, hỗ trợ quản lý rủi ro, khẳng định trách nhiệm xã hội và là nền tảng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
3.Đặc điểm của một tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi tốt là gì?
Một tầm nhìn tốt nên thể hiện tham vọng, khác biệt, hấp dẫn và thách thức. Một sứ mệnh tốt nên rõ ràng, cụ thể, đơn giản và truyền cảm hứng. Giá trị cốt lõi tốt nên phản ánh đúng bản chất và văn hóa của tổ chức, gắn kết mọi người lại.
4.Mối quan hệ giữa 3 yếu tố này ra sao?
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi có mối liên hệ chặt chẽ.
- Tầm nhìn định hướng cho sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
- Sứ mệnh thể hiện cách thức hiện thực hóa tầm nhìn.
- Giá trị cốt lõi hỗ trợ thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn một cách nhất quán.